Bostacet là sản phẩm gì?
- Bostacet là thuốc với thành phần chính là Paracetamol và Tramadol HCl, giúp giảm đau hiệu quả, điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Bostacet được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston - Việt Nam.
Thành phần của Bostacet
- Paracetamol 325mg.
- Tramadol HCl 37,5mg.
Dạng bào chế
Chỉ định của Bostacet
- Bostacet được chỉ định điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.
- Nên giới hạn việc sử sử dụng Bostacet cho những bệnh nhân có các cơn đau từ trung bình đến nặng và thật sự cần thiết phải sử dụng phối hợp paracetamol và tramadol.
Chống chỉ định của Bostacet
- Quá mẫn với tramadol, paracetamol hay bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với các opioid.
- Trường hợp ngộ độc cấp tính do rượu, thuốc ngủ, các chất ma túy, các thuốc giảm đau trung ương, thuốc opioid và các thuốc hướng tâm thần.
- Điều trị đồng thời hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng điều trị với thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO).
- Suy gan nặng.
- Động kinh không được điều trị.
Cách dùng - Liều dùng
- Cách dùng:
- Bostacet được sử dụng bằng đường uống cũng với nước.
- Uống nguyên viên, không được bẻ hoặc nhai viên thuốc.
- Liều dùng:
- Điều chỉnh liều dùng cho từng bệnh nhân tùy theo cường độ đau và đáp ứng của người bệnh. Nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả giảm đau. Không được dùng quá 8 viên/ngày (tương đương với 300 mg Tramadol hydrocorid và 2600 mg paracetamol). Khoảng cách giữa các liều không nên ít hơn 6 giờ.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
- Liều khởi đầu là 2 viên, có thể bổ sung liều dùng khi cần thiết nhưng không được quá 8 viên mỗi ngày. Khoảng cách giữa các liều sử dụng không nên ít hơn 6 giờ.
- Trong mọi trường hợp, BOSTACET không nên được sử dụng lâu hơn mức cần thiết. Nếu cần sử dụng lặp lại hoặc điều trị kéo dài BOSTACET do tính chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh thì phải thận trọng và theo dõi thường xuyên (cần có những khoảng thời gian ngưng thuốc nếu có thể) để đánh giá có cần tiếp tục đợt điều trị hay không.
- Trẻ em dưới 12 tuổi:
- Thuốc không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 12 tuổi do các vấn đề liên quan đến tính an toàn và hiệu quả của thuốc.
- Người cao tuổi:
- Thường không cần phải điều chỉnh liều cho bệnh nhân trên 75 tuổi không có biểu hiện lâm sàng của suy giảm chức năng gan hoặc thận thể hiện trên lâm sàng. Nhưng cần lưu ý là ở người trên 75 tuổi thì thời gian bán thải kéo dài hơn. Do đó, tùy vào mỗi bệnh nhân có thể nới rộng khoảng cách giữa các liều sử dụng nếu cần thiết.
- Suy thận/thẩm tích máu: Bởi vì có sự hiện diện của tramadol, không khuyến cáo dùng tramadol hydroclorid/paracetamol ở bệnh nhân suy thận nặng (creatinin < 10 mL/phút). Trong trường hợp suy thận mức độ trung bình (creatinin từ 10 - 30 mL/phút), thời gian dãn cách giữa các liều nên được tăng lên khoảng 12 giờ. Vì tramadol chỉ được thải trừ rất chậm bằng thẩm tách máu hoặc lọc máu, do vậy sau khi tẩm tách không cần thiết phải bổ sung thêm liều thuốc giảm đau.
- Suy gan:
- Thời gian thải từ của tramadol tăng lên ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Do vậy, tùy theo từng bệnh nhân, cần xem xét tăng khoảng cách liều khi sử dụng thuốc cho đối tượng bệnh nhân này.
- Do sản phẩm có paracetamol không nên sử dụng BOSTACET cho người suy gan nặng.
Lưu ý khi sử dụng
- Nên giới hạn việc sử sử dụng Bostacet cho những bệnh nhân có các cơn đau từ trung bình đến nặng và thật sự cần thiết phải sử dụng phối hợp paracetamol và tramadol.
- Không khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10ml/ phút) và bệnh nhân nhân suy hô hấp nặng.
- Tránh dùng thuốc kéo dài, đặc biệt ở người có tiền sử nghiện opioid. Tramadol không có tác dụng ngăn chặn triệu chứng cai nghiện morphin.
- Dùng thuốc kéo dài có thể gây quen thuốc và nghiện thuốc nhưng tránh ngừng dùng thuốc đột ngột. Việc giảm liều dùng trong thời gian ngưng thuốc sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra các triệu chứng cai thuốc.
- Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Tác dụng phụ của Bostacet
- Thường gặp:
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, táo bón, khô miệng, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Thần kinh: Đau đầu, ngủ gà, chóng mặt, run rẩy.
- Da: Ngứa, đổ mồ hôi.
- Tâm thần: Lú lẫn, thay đổi tâm trạng (lo âu, căng thẳng, hưng phấn), rối loạn giấc ngủ.
- Ít gặp:
- Tiêu hóa: Khó nuốt, phân đen.
- Thần kinh: Co thắt cơ, dị cảm, ù tai.
- Tâm thần: Trầm cảm, ảo giác, ác mộng, mất trí nhớ.
- Da: Phản ứng da (phát ban, nổi mề đay).
- Tim mạch: Tăng huyết áp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, loạn nhịp.
- Hô hấp: Khó thở.
- Gan mật: Tăng men gan.
- Tiết niệu: Albumin niệu, rối loạn tiểu tiện (tiểu khó, bí tiểu).
- Toàn bộ cơ thể: run rẩy, đỏ bừng, đau ngực.
- Hiếm gặp:
- Mắt: Nhìn mờ.
- Thần kinh: Co giật, thất điều, ngất xỉu.
- Tâm thần: Lệ thuộc thuốc.
- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Phụ nữ có thai:
- Bostacet là phối hợp thuốc có chứa tramadol, không nên sử dụng trong thời kỳ mang thai.
- Thông tin liên quan đến paracetamol: nghiên cứu dịch tễ học ở phụ nữ có thai cho thấy paracetamol không gây ảnh hường có hại khi dùng ở mức liều khuyến cáo.
- Thông tin liên quan đến tramadol: Không nên sử dụng tramadol trong khi mang thai vì không có đủ bằng chứng để đánh giá tính an toàn của tramadol đối với phụ nữ mang thai. Sử dụng thuốc ngay trước hoặc trong lúc sinh không ảnh hưởng đến khả năng co bóp tử cung. Trên trẻ sơ sinh, thuốc có khả năng gây tăng nhịp thở nhưng không có ý nghĩa về lâm sàng. Sử dụng kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể gây ra hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh. Do đó, không nên sử dụng Bostacet ở phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ cho con bú:
- Bostacet là phối hợp thuốc có chứa tramadol, không nên sử dụng trong khi cho con bú.
- Thông tin liên quan đến paracetamol: paracetamol không qua được sữa mẹ nhưng ở một lượng không có ý nghĩa lâm sàng đáng kể. Chưa có chống chỉ định khi sử dụng paracetamol ở phụ nữ mang thai.
- Thông tin liên quan đến tramadol: Tramadol chỉ tiết 0.1% vào sữa mẹ. Trong giai đoạn ngay sau sinh, khi người mẹ dùng liều hàng ngày lên tới 400 mg thì liều tramadol trung bình mà trẻ hấp thu là 3% liều của người mẹ điều chỉnh theo cân nặng. Vì vậy không nên sử dụng tramadol ở phụ nữ cho con bú, nếu chỉ dùng 1 liều tramadol duy nhất thì không nhất thiết phải ngưng cho con bú.
Tương tác
- Các tương tác có thể xảy ra giữa tramadol với các thuốc như:
- IMAO (chống chỉ định phối hợp)
- Carbamazepin
- Các thuốc chủ vận hoặc đối kháng với morphin (buprenorphin, nabuphin, pentazocin)
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
- Thuốc chống loạn thần
- Bupropion, mirtazapin, tetrahydrocannabinol
- Các dẫn xuất opioid khác (bao gồm thuốc trị ho, thuốc cai nghiện)
- Benzodiazepin, barbiturat
- Warfarin
- Thuốc đối vận 5-HT3 như ondansetron.
- Paracetamol có thể tương tác với một số thuốc khác như:
- Cholestyramin
- Metoclopramid hay domperidon
- Thuốc chống đông máu như warfarin, các coumarin khác
- Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.
Xử trí khi quên liều
- Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Xử trí khi quá liều
- Quá liều tramadol: Triệu chứng ngộ độc tramadol cũng tương tự như các thuốc giảm đau opioid khác, bao gồm co đồng tử, nôn ói, trụy tim mạch, rối loạn ý thức (có thể dẫn đến hôn mê), co giật, ức chế hô hấp (có thể gây ngừng thở).
- Quá liều paracetamol: Triệu chứng quá liều trong 24 giờ đầu là xanh xao, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng. Trong vòng 12–48 giờ sau khi uống có biểu hiện tổn thương gan rõ. Trường hợp ngộ độc nặng, suy gan có thể tiến triển thành xuất huyết, hạ đường huyết, phù não và thậm chí tử vong.
- Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất càng sớm càng tốt.
- Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
- Không dùng quá liều chỉ định.
Quy cách đóng gói
Bảo quản
- Bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.
Hạn sử dụng
- 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
Nhà sản xuất
- Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston - Việt Nam.
Sản phẩm tương tự
Giá Bostacet là bao nhiêu?
- Bostacet hiện đang được bán sỉ lẻ tại Nhà thuốc Hapu. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.
Mua Bostacet ở đâu?
Các bạn có thể dễ dàng mua Bostacet tại Nhà thuốc Hapu bằng cách:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng (Liên hệ trước khi tới để kiểm tra còn hàng hay không)
- Mua hàng trên website: https://nhathuochapu.com
- Mua hàng qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.